Bọc răng sứ có bị hôi miệng không? Nguyên nhân và cách xử lý

Hơi thở có mùi là một trong những tình trạng khá phổ biến và xuất phát bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều người cho rằng, bọc răng sứ là một trong những trường hợp phổ biến khiến khoang miệng có mùi hôi khó chịu. Vậy, bọc răng sứ có bị hôi miệng không? Bài viết này sẽ tiết lộ đến bạn nguyên nhân và cách xử lý khi bọc răng sứ bị hôi miệng mà bạn có thể chưa biết.

Bọc răng sứ có bị hôi miệng không?

Bọc răng sứ có thể gây hôi miệng nếu quy trình thực hiện không đạt chuẩn và không thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách. Cụ thể, khi mão sứ được lắp không khít sẽ khiến thức ăn dễ tích tụ ở kẽ răng, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tạo mùi hôi khó chịu nếu không được vệ sinh sạch sẽ.

Ngoài ra, người có các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy nếu không được điều trị triệt để cũng có thể là nguyên nhân tạo nên mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Chính vì thế, bọc răng sứ có thể tiềm ẩn nguy cơ hôi miệng nếu răng được bọc không đúng kỹ thuật.

bọc răng sứ bị thối
Bọc răng sứ có thể tiềm ẩn nguy cơ hôi miệng nếu sử dụng răng sứ kim loại và không vệ sinh răng miệng đúng cách

Tại sao bọc răng sứ bị hôi miệng? 

Bọc răng sứ bị hôi miệng có thể xuất phát bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau liên quan đến kỹ thuật bọc sứ không đạt chuẩn, răng sứ bị nứt hoặc bị oxy hóa theo thời gian. Để hiểu rõ hơn về bọc răng sứ có bị hôi miệng không, dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến bọc răng sứ bị hôi miệng mà bạn có thể tham khảo:

Làm răng sứ không đúng kỹ thuật

Nếu quá trình bọc sứ không được thực hiện chuẩn xác, mão sứ có thể không ôm khít với răng thật và tạo thành 1 kẻ hở. Phần hở nhỏ giữa hai bề mặt này chính là nơi thức ăn dễ mắc lại và khiến vi khuẩn dễ tích tụ. Theo thời gian, các mảnh vụn thức ăn sẽ phân hủy tạo ra mùi khó chịu trong miệng. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến hơi thở mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây viêm nướu, sâu răng dưới mão sứ.

Răng sứ kim loại bị oxy hóa

Một số loại răng sứ có phần lõi làm bằng kim loại  sau một thời gian sử dụng sẽ bị oxy hóa trong môi trường khoang miệng. Lúc này, viền nướu có thể bị thâm đen, khiến nướu dễ kích ứng và sinh ra mùi hôi. Chính vì thế, việc bọc răng sứ giá rẻ có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây đen viền nướu cũng như khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

boc rang su co bi hoi mieng khong 3
Sử dụng răng sứ kim loại kém chất lượng có thể khiến viền nướu bị đen và tiềm ẩn nguy cơ hôi miệng

Răng sứ bị nứt tạo thành các rãnh nhỏ

Bọc răng sứ có bị hôi miệng không? Răng sứ bị nứt tạo thành rãnh nhỏ được cho là nguyên nhân phổ biến khiến bọc sứ bị hôi miệng. Khi mão sứ bị nứt do cắn đồ cứng hoặc các chấn thương tai nạn ngoài ý muốn, các vết nứt nhỏ trên răng có thể tạo điều kiện để vi khuẩn ẩn nấp và tạo thành ổ. 

Bên cạnh đó, thức ăn lọt vào khe nứt sẽ vô cùng khó vệ sinh và có thể khiến hơi thở nhanh chóng có mùi. Chính vì thế, răng sứ bị vỡ, nứt có thể tạo thành các rãnh nhỏ gây mất tính thẩm mỹ và tạo nên mùi hôi khó chịu. 

Mắc bệnh hôi miệng trước khi trồng răng sứ

Trước khi bọc răng sứ, nếu răng bạn đang gặp vấn liên quan đến sâu răng, viêm nha chu hoặc viêm tủy mà chưa điều trị dứt điểm thì đây có thể là vấn đề khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu sau khi bọc sứ.

Cụ thể, việc không xử lý tình trạng răng miệng trước khi bọc sứ có thể khiến vi khuẩn vẫn sinh sôi và phát triển. Điều này có thể khiến tình trạng viêm nhiễm lây lan và tạo mùi hôi khó chịu bên trong khoang miệng. Chính vì thế, việc thăm khám kỹ lưỡng trước khi bọc sứ có thể giúp bác sĩ điều trị dứt điểm bệnh lý răng miệng, từ đó tránh nguy cơ răng bọc sứ bị viêm nhiễm và có mùi hôi khó chịu sau một thời gian sử dụng.

làm răng sứ có hôi miệng không
Người có tiền sử bệnh viêm nướu, hôi miệng mà không điều trị triệt để trước khi bọc sứ có thể khiến tình trạng hôi miệng nặng hơn

Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ

Bọc răng sứ có bị hôi miệng không phụ thuộc lớn vào cách chăm sóc răng miệng tại nhà sau khi bọc sứ của mỗi người. Cụ thể, sau khi bọc răng sứ, việc chăm sóc răng miệng cần kỹ lưỡng cần được chú trọng hơn bao giờ hết. Nguyên nhân là vì khu vực tiếp xúc giữa mão sứ và nướu rất dễ tích tụ mảng bám nếu không được làm sạch đúng cách. 

Nếu chỉ đánh răng thông thường mà bỏ qua bước sử dụng chỉ nha khoa hay nước súc miệng có thể khiến vụ thức ăn còn mắc kẹt lại giữa các khe hở và sinh mùi hôi khó chịu.Chính vì thế, vệ sinh răng miệng sai cách là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bọc răng sứ bị hôi miệng.

bọc răng sứ có hôi miệng không
Chỉ đánh răng mà không sử dụng chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng có thể khiến thức ăn còn mắc kẹt và gây hôi miệng

Trồng răng sứ bị hôi miệng phải làm sao?

Để xử lý hiệu quả tình trạng làm răng sứ có hôi miệng không, người bệnh nên chủ động đến nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và xác định nguyên nhân chính xác. Dưới đây là các hướng xử lý cụ thể tương ứng với từng trường hợp cụ thể mà bạn có thể tham khảo:

  • Thay mão sứ mới: Nếu mão răng không được chế tác chính xác hoặc lắp sai kỹ thuật và gây hở viền nướu, bác sĩ sẽ thực hiện  tháo mão sứ cũ và kiểm tra lại cùi răng. Nếu mão sứ cũ không đạt chuẩn về kích thước cũng như chất liệu, bác sĩ sẽ thực hiện phục hình răng bằng mão sứ mới có độ khít cao hơn.
  • Điều trị bệnh lý răng miệng: Trường hợp khách hàng mắc các bệnh lý về răng miệng, bác sĩ sẽ  thực hiện tháo mão sứ để điều trị triệt để vùng răng bị viêm nhiễm. Khi đã điều trị dứt điểm hoàn toàn, bác sĩ sẽ thực hình phục hình răng miệng để bảo vệ cấu trúc răng thật,tính thẩm mỹ và đồng thời loại bỏ hoàn toàn mùi hôi miệng.
  • Thay thế bằng răng toàn sứ: Một số người có cơ địa nhạy cảm, khi sử dụng răng sứ có phần sườn kim loại có thể gặp tình trạng kích ứng mô nướu hoặc oxy hóa gây mùi. Giải pháp tối ưu trong trường hợp này là thay thế bằng răng toàn sứ không chứa kim loại, an toàn giúp hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm gây hôi miệng.
bọc răng sứ có bị hôi miệng không
Thực hiện kiểm tra tình trạng mão sứ cũ và thay mão sứ mới có độ khít cao hơn để ngăn ngừa nguy cơ mắc kẹt thức ăn

Cách phòng ngừa bọc răng sứ bị hôi miệng

Đừng quá lo lắng bọc răng sứ có bị hôi miệng không, bạn có thể phòng ngừa nguy cơ này bằng việc chăm sóc răng miệng đúng cách. Để ngăn ngừa nguy cơ và cách trị hôi miệng khi bọc răng sứ, bạn cần chủ động phòng ngừa bằng thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách. Dưới đây là một số cách phòng ngừa hôi miệng khi bọc răng sứ mà bạn có thể tham khảo:

  • Đánh răng đúng cách và đều đặn: Sử dụng bàn chải lông mềm cùng kem đánh răng có chứa Fluor để làm sạch răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày. Khi chải răng, cần thực hiện nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật, đặc biệt là vùng tiếp giáp giữa mão răng sứ và nướu để loại bỏ thức ăn.
  • Thay bàn chải định kỳ: Sau khoảng 2–3 tháng sử dụng, bạn nên thay bàn chải mới để đảm bảo hiệu quả làm sạch.Tránh dùng bàn chải cũ với lông đã mòn vì dễ tích tụ nhiều vi khuẩn
  • Sử dụng chỉ nha khoa hằng ngày: Dùng chỉ nha khoa là cách lấy sạch thức ăn thừa và mảng bám trong các kẽ răng, từ đó ngăn ngừa nguy cơ hôi miệng.
  • Kết hợp tăm nước và nước súc miệng: Sử dụng máy tăm nước giúp loại bỏ mảnh vụn còn sót lại ở kẽ răng, từ đó giúp vệ sinh răng sạch sẽ hơn. Sau đó, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng để khử mùi hôi và diệt khuẩn.
  • Hạn chế ăn đồ cứng, dai: Tránh nhai các loại thực phẩm quá cứng, quá dai hoặc dẻo vì có thể làm nứt hoặc gây xô lệch răng sứ,từ đó dễ tạo ra khe hở khiến vi khuẩn dễ xâm nhập gây mùi hôi và viêm nhiễm.
  • Nhai đều hai bên hàm: Tập thói quen nhai cân bằng ở cả hai bên hàm để tránh lệch khớp cắn và giảm thiểu mảng bám và vụn thức ăn đọng lại, ngăn ngừa nguy cơ hôi miệng.
  • Khám răng định kỳ tại nha khoa: Khám nha khoa định kỳ 1 – 2 lần/ năm để bác sĩ kiểm tra độ sát khít của mão răng sứ, phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường và làm sạch vôi răng để ngăn ngừa nguy cơ hôi miệng hiệu quả.

Bọc răng sứ có bị hôi miệng không đã được tiết lộ chi tiết qua bài viết này. Có thể thấy, bọc răng sứ bị thối nếu không thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Bên cạnh đó, việc sử dụng chất liệu răng sứ kim loại có thể là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến nướu bị đen và gia tăng nguy cơ hôi miệng. Chính vì thế, bọc răng sứ tại nha khoa uy tín là một trong những tiêu chí hàng đầu mà bạn cần quan tâm trước khi quyết định bọc răng sứ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đặt lịch hẹn

Đặt lịch hẹn

Vui lòng để lại thông tin đầy đủ theo mẫu bên dưới. Zenta sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất.





    Địa chỉ trung tâm

    Nha khoa Zenta - CN Gò Vấp

    https://maps.app.goo.gl/RdzoxAvHcGRQvnDUA

    Nha khoa Zenta - CN Tân An

    https://maps.app.goo.gl/29Vkfggm1P7DS3p27

    Nha khoa Zenta - CN Đức Hoà

    https://maps.app.goo.gl/bebYtH3Aygpi6wYz5

    Nha khoa Zenta - CN Cần Giuộc

    https://maps.app.goo.gl/DVeNYeKt9ueH6vQD9

    Nha khoa Zenta - CN Tân Uyên

    https://maps.app.goo.gl/jz9WxYG3UJPtq4uY6